Danh mục

Hỗ trợ trực tuyến



Dinh dưỡng hợp lý phòng chống ung thư  
Quay lại Bản in Yahoo
Cỡ chữ
Uống nhiều rượu, đặc biệt kết hợp với hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc ung thư khoang miệng, thực quản, thanh quản. Ung thư dạ dày có mối liên quan chặt chẽ với khẩu phần ăn chứa nhiều chất hun khói, chất bảo quản thực phẩm và ít hàm lượng rau, hoa quả tươi. Các nghiên cứu được tiến hành tại Mỹ và một số nước phương Tây cho thấy có mối liên quan nhân quả giữa chế độ ăn nhiều chất béo, ít rau với ung thư đại trực tràng.
 

 Ung thư khoang miệng.
Cũng tương tự như vậy, người ta thấy tỉ lệ chết do ung thư tuyến tiền liệt cao hơn ở nhóm có hàm lượng cao chất béo trong khẩu phần ăn so với nhóm có hàm lượng chất béo trong khẩu phần ăn ở giới hạn bình thường. Nguy cơ mắc ung thư vú giảm đi ở nhóm người ăn nhiều rau, hoa quả tươi và ít chất béo. Trong khẩu phần ăn có nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật đặc biệt là rau, hoa quả có màu xanh hoặc vàng giảm được nguy cơ mắc ung thư phổi, đại - trực tràng, thực quản và dạ dày.

Khẩu phần và ăn uống hợp lý, hoàn toàn có thể bảo vệ và giảm nguy cơ gây ung thư và một số bệnh mạn tính khác đối với cơ thể. Cần thực hiện hài hòa 10 lời khuyên trong ăn uống và sinh hoạt, lao động hợp lý để chủ động phòng ung thư:


 Ung thư đại trực tràng liên quan đến chế độ ăn nhiều chất béo, ít rau.

1. Chủ động thực hiện đầy đủ và thường xuyên các lời khuyên trong ăn uống, chế biến sử dụng lương thực thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm:

- Chọn cách chế biến thức ăn an toàn (VD: chỉ mua các loại sữa đã khử khuẩn và đóng chai lọ kín).

- Nấu thức ăn chín kỹ.

- Ăn thức ăn vừa nấu xong.

- Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín.

- Nấu kỹ lại thức ăn chưa sử dụng hết.

- Tránh để lâu thức ăn chín và sống.

- Rửa tay nhiều lần (trước khi ăn, nấu ăn ...).

- Giữ bếp sạch sẽ.

- Bảo quản thức ăn chống nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, các loại gặm nhấm...

- Dùng nước sạch.


 Ung thư dạ dày liên quan đến chế độ ăn nhiều chất hun khói, chất bảo quản thực phẩm.

2. Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.

- Ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm:

Nhóm 1: Thức ăn giàu đạm: cá, thịt, trứng, đậu...

Nhóm 2: Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa.

Nhóm 3: Thức ăn giàu vitamin: rau, hoa quả.

Nhóm 4: Thức ăn giàu tinh bột: gạo, khoai, mỳ.

Nhóm 5: Thức ăn giàu chất béo và cung cấp nhiệt lượng cao: dầu, mỡ.


 Ăn nhiều rau, củ, quả tốt cho sức khỏe, phòng chống bệnh ung thư.

Kết hợp các thành phần trong thực đơn giữa món ăn chính và phụ xoay quanh lương thực và thực phẩm chính (tối thiểu phải đảm bảo được 3 loại món ăn bao gồm: món ăn cung cấp nhiều glucid như gạo, bánh mì, món ăn giàu protein và acid béo như thịt, cá, trứng, món ăn giàu chất khoáng và vitamin như rau, quả trong các bữa ăn hàng ngày. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để có bữa ăn ngon trong ngày (không khí vui vẻ, đầm ấm...).

3. Tránh ăn quá nhiều chất béo (chất béo chiếm khoảng 20% nhiệt lượng trong khẩu phần ăn).

4. Không uống nhiều rượu, không hút thuốc.

5. Tránh uống nước hoặc ăn thức ăn quá nóng.

6. Không ăn thức ăn quá mặn, quá nhiều mì chính (nên dùng lượng muối <10g/ngày, mì chính <2g/ngày), không dùng mì chính cho trẻ em.

7. Không ăn thức ăn nghi ngờ bị nhiễm nấm mốc.

8. Ăn nhiều rau quả có màu xanh, vàng, giàu chất chống ôxy hóa thiên nhiên như beta caroten, vitamin C, E...

9. Tránh phơi nắng quá lâu dưới ánh nắng mặt trời.

10. Giữ thân thể sạch sẽ, lao động hợp lý, luyện tập thể dục thể thao đều đặn và sinh hoạt vui tươi lành mạnh.

       Chương trình mục tiêu Quốc gia Dự án Phòng chống ung thư
Ban điều hành Dự án PCUT - Viện  NC PCUT - Bệnh viện K43
Quán Sứ - Hà Nội ĐT: 043.9344138
Cập nhật: 20/09/2013
Lượt xem: 2712
Lên trên
Các tin liên quan