Danh mục

Hỗ trợ trực tuyến



MẤT NGỦ KÉO DÀI CHỮA THẾ NÀO?  
Quay lại Bản in Yahoo
Cỡ chữ

 
mất ngủ kéo dài

Hậu quả dễ thấy nhất của việc thiếu ngủ là buồn ngủ, nếu mất ngủ kéo dài khiến cho cơ thể sẽ mệt mỏi, giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh sau: nhiễm trùng, suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung, trầm cảm, suy giảm khả năng tình dục, gia tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch và đái tháo đường.


Mất ngủ thoáng qua hay mất ngủkéo dài đều ảnh hưởng đến khả năng làm việc, học tập, dễ gây tainạn khi lái xe, vận hành máy móc…



Mất ngủ là hiện tượng rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Mất ngủ kéo dài có thể hiểu là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, giấc ngủ không được sâu hay kém chất lượng, thường thức dậy sớm và sau khi dậy vẫn cảm thấy mệt mỏi. Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, tuy nhiên có thể chia ra làm hai nhóm như sau:

Mất ngủ kéo dài do nguyên nhân bệnh lý: Các bệnh lý hệ tim mạch, hô hấp hay tiết niệu…thường kèm theo triệu chứng như đau đầu, khó thở, tiểu nhiều vào ban đêm cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ và khó ngủ lại. Do rối loạn tiền mãn kinh ở phụ nữ và tiền mãn dục ở nam giới. Các bệnh tâm thần hay trầm cảm. Sử dụng các thuốc điều trị có chứa các chất kích thích hay ức chế lên thần kinh trung ương.

Mất ngủ kéo dài do chế độ sinh hoạt: Thói quen đi ngủ muộn làm mất đi cảm giác buồn ngủ và việc đi ngủ không đúng giờ giấc, ngủ ngày quá nhiều cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ. Căng thẳng, lo lắng nhiều trong cuộc sống và công việc. Do thay đổi thói quen, làm ca, làm đêm…dẫn đến thay đổi nhịp sinh học của giấc ngủ. Sử dụng các chất kích thích như: Thuốc lá, café, rượu, bia…

Cho dù nguyên nhân nào thì "mất ngủ kéo dài" cũng dẫn đến sự mất cân bằng hoạt động giữa hai hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Hệ thần kinh giao cảm được liên kết với các trung tâm kích thích của não bộ, trong khi dây thần kinh đối giao cảm được liên kết với các trung tâm ức chế. Khi hệ thần kinh giao cảm bị kích thích chúng ta sẽ tỉnh táo và khó ngủ, còn khi hệ thần kinh phó giao cảm bị kích thích thi chúng ta rơi vào trạng thái ức chế và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Ví dụ: Nếu bạn lo lắng, giận dữ, căng thẳng vào ban đêm hoặc xem truyền hình quá muộn, dây thần kinh giao cảm tiếp tục được ưu tiên và bạn sẽ không thấy buồn ngủ.

 

Căng thẳng thần kinh và các vấn đề đồng hồ sinh học là thủ phạm chính gây mất ngủ. Nếu bạn đọc một cuốn sách trước khi đi ngủ, các trang giấy trắng kích thích thần kinh giao cảm có thể khiến bạn khó ngủ hơn. Việc tắm nước nóng trước khi đi ngủ sẽ kích thích các dây thần kinh đối giao cảm hoặc tắm nước nóng sau khi thức dậy, các dây thần kinh giao cảm sẽ tăng hoạt động. Tương tự như vậy, một cách khá tốt để chống lại sự căng thẳng tâm lý trước khi đi ngủ là hãy tự nhủ "ngủ phải được ưu tiên trước và tất cả các vấn đề có thể đợi đến hôm sau" thì não bộ sẽ có ý thức thay đổi ưu tiên từ giao cảm sang ưu tiên phó giao cảm.

Nếu bạn chuẩn bị cho giấc ngủ bằng cách làm những việc gây kích hoạt dây thần kinh đối giao cảm thì điều này sẽ giúp bạn để có được ngủ thông suốt. Còn nếu bạn kích hoạt các dây thần kinh giao cảm vào ban ngày bạn sẽ thấy rất tỉnh táo và tích cực trong các hoạt động. Mức hoạt động giảm vào ban đêm và các dây thần kinh đối giao cảm chiếm ưu thế, cũng như nhịp sinh học, giấc ngủ thông thường sẽ được ổn định. Ví dụ, nếu nhiệt độ cơ thể của bạn tăng do các hoạt động ban ngày, nó dần dần sẽ giảm trước khi đi ngủ làm cho bạn dễ dàng để rơi vào giấc ngủ.

Bằng cách hiểu biêt, vận dụng những biện pháp nêu trên và thêm vào đó chức năng điều tiết và quản lý hệ thống thần kinh của Melsmon Extract, bạn có thể thấy một sự khác biệt lớn đến việc điều chỉnh rối loạn giấc ngủ. Trong thực  tế, nhiều bệnh nhân nói "trước kia tôi thính ngủ và sẽ bị tỉnh giấc dù chỉ với các âm thanh rất nhỏ nhưng ngay sau khi sử dụng Melsmon Extract tôi có thể ngủ ngon" và "tôi thức dậy với tâm lý vô cùng sảng khoái và thể lực sung mãn". Đây là hiệu quả của việc điều chỉnh và cân bằng chức năng hệ thần kinh, cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm của Melsmon Extract. Tất cả những tác dụng nêu trên đều đã được chứng minh bằng các thử nghiệm lâm sàng uy tín tại các bệnh viện Nhật Bản hàng thập kỷ qua.

                                                                                                                                       Bs Phạm Văn Tuyến

Cập nhật: 25/09/2013
Lượt xem: 2850
Lên trên
Các tin liên quan